PPI là gì? Phân biệt sự khác nhau giữa dpi và ppi

PPi là một trong những vấn đề chúng ta thường đề cập đến khi đánh giá, nhận xét về một sản phẩm công nghệ điện tử như máy tính, laptop, máy tính bảng, điện thoại,... Khi đi mua một chiếc máy tính hay laptop chúng ta không thể bỏ qua tiêu chuẩn về mật độ điểm ảnh của sản phẩm đó.

Vậy chỉ số PPI là gì? Tránh nhầm lẫn PPI với DPI, bài viết này cũng sẽ giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa dpi và ppi.

PPI là gì?

PPI dịch ra là Pixels Inch, là mật độ điểm ảnh, được đo bằng đơn vị PPI. Dùng để chỉ định số pixel (điểm ảnh) có trên inch bề mặt vuông.

Chỉ số PPI càng cao chứng tỏ các điểm ảnh trên màn hình càng nhiều, khi có nhiều điểm ảnh thì màn hình càng có độ sắc nét cao hơn. 

 

Nói cách khác để dễ hiểu hơn, PPI là một thuật ngữ dùng để chỉ độ phân giải của hình ảnh trên các thiết bị công nghệ điện tử. Một hình ảnh có độ phân giải càng cao thì càng chứa nhiều điểm ảnh (pixel) hơn mức mà mắt thường có thể quan sát thấy. Số lượng điểm ảnh hay độ phân giải càng lớn thì khả năng hiển thị sẽ tốt hơn trên giao diện của website.

Mỗi một điểm ảnh thường được cấu tạo từ 3 màu chủ đạo đó là màu đỏ - xanh dương - xanh lá và được xếp cạnh nhau theo từng cột và từng hàng.

Phân biệt sự khác nhau giữa PPI và DPI

PPI và DPI rất dễ bị nhầm lẫn

 Với hai tên gọi gần giống nhau vì thế nên nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa dpi và ppi. Tuy nhiên, ppi và dpi hoàn toàn khác nhau các bạn nhé:

  • Như đã nói ở trên PPi hay còn gọi là mật độ điểm ảnh dùng để chỉ về mức độ phân bố điểm ảnh trên màn hình thiết bị. PPI thường chủ yếu được dùng trên màn hình của các thiết bị điện tử 

  • Còn DPI mô tả mật độ của điểm in, dùng để đo lượng chấm trên 1 inch của hình vuông. DPI thường được dùng chủ yếu trong in ấn.

Chỉ số PPI có liên quan gì đến kích thước của hình ảnh hay không?

Với câu trả lời là vừa có vừa không của Hcare, khiến nhiều người càng tò mò hơn về câu hỏi này, vậy thực hư ra sao?

Chúng ta có thể dễ dàng xác định được về kích thước của một hình ảnh thông qua độ phân giải hoặc qua mật độ điểm ảnh đó. Độ phân giải hay mật độ điểm ảnh càng cao thì theo đó hình ảnh kích thước càng lớn. 

Trong khi đó, mật độ điểm ảnh của một hình ảnh cũng không bị chi phối bởi kích thước của hình ảnh đó. Khi bạn thiết kế một file trên khung A4, bạn có thể tùy chọn lưu file đó ở chế độ 72, 150 hay 300 PPI. PPI càng lớn thì bạn không cần lo ảnh mờ hay vỡ nét, nhất là khi ảnh được phóng to.

Kết bài

Trên đây là những chia sẻ về khái niệm về PPI là gì? Cũng như phân biệt sự khác nhau giữa DPI và PPI. Hy vọng bài viết đã đem lại những kiến thức công nghệ hữu ích cho bạn đọc. Nếu có thêm ý kiến bạn hãy để lại bình luận ở cuối bài viết!

Xem thêm:

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ram là gì? Các loại ram máy tính phổ biến hiện nay

Surface Go đã có những thay đổi tích cực nào?

Internet Explorer là gì? Các loại trình duyệt web phổ biến